Chồng chửi vợ, có thể bị phạt mấy triệu?
Là tập đoàn có vốn hóa lớn thứ 4 toàn cầu (tính đến tháng 11.2024), Amazon tạo nên dấu ấn sâu sắc đối với Seattle - thành phố cảng biển ở vùng tây bắc Thái Bình Dương. Trụ sở của Amazon là một tổ hợp gồm hơn 30 tòa nhà hiện đại ở khu trung tâm thành phố, và nếu tính luôn một số cơ sở rải rác xung quanh Seattle thì có tổng cộng 40 tòa nhà khắp thành phố. Đây là nơi làm việc của hơn 75.000 nhân viên. Do sự tồn tại mạnh mẽ của tập đoàn tại khu vực, nhiều người địa phương ở Seattle giờ đây gọi nơi này là "Amazonia".Người hướng dẫn đoàn tham quan tên Cedric cho hay ông bắt đầu làm việc ở Amazon từ năm 1996. Theo ông, nếu bạn tình cờ đứng ở bất kỳ góc đường nào của khu South Lake Union hoặc Belltown tại Seattle, cơ hội rất lớn là bạn đang đứng trước một tòa nhà văn phòng của Amazon. Thế nhưng, đối với những người lần đầu đến Seatlle, điểm nhận dạng đặc trưng báo hiệu bạn đã đến được "lõi" của trụ sở tập đoàn Mỹ chính là The Spheres ở Amazon ground zero.The Spheres còn được giới truyền thông đặt biệt danh là "những quả cầu của Bezos" (Jeff Bezos - Chủ tịch Tập đoàn Amazon). Cấu trúc và sự tồn tại độc đáo giúp The Spheres được so sánh với biểu tượng của Seattle là tòa nhà Space Needle được xây vào năm 1962.Giống như tên gọi, The Spheres có bề ngoài là bộ ba quả cầu bằng kính, chiều cao dao động từ 24 - 29 m với thiết kế hiện đại và khác biệt. Phía xây dựng sử dụng hơn 2.600 tấm kính và 560 tấn thép để hoàn thành các quả cầu này. Quả cầu lớn nhất, nằm ở vị trí trung tâm có chiều cao tương đương 4 tòa nhà và được sắp xếp các không gian làm việc, quán cà phê chen lẫn giữa không gian tràn ngập thực vật.Ông Cedric cho hay The Spheres là kết quả của nỗ lực tư duy về đặc điểm của một nơi làm việc và sự thiếu vắng thường có ở những văn phòng đô thị: Đó là sự kết nối trực tiếp với tự nhiên. Trong số khoảng 50 cây lớn đang trồng bên trong The Spheres, cây lớn nhất là Ficus rubiginosa, biệt danh "Rubi". Với chiều cao 17 m, Rubi được đưa vào The Spheres bằng cần cẩu từ tháng 6.2017.The Spheres hiện là nhà của hơn 40.000 cây thuộc 1.000 chủng loại đến từ các khu rừng sương mù thuộc hơn 30 quốc gia. Một phần số cây được trồng bên trên bức tường cao đến 4 tầng lầu, diện tích 370 m2. Không ít cây ăn thịt có nguồn gốc châu Á hiện diện bên trong. Tháng 10.2018, một cây xác thối thuộc loài Amorphophallus titanum, được đặt tên "Morticia", bất ngờ nở hoa suốt 48 giờ.Bất chấp tỏa mùi khó ngửi, một số người nhận xét là mùi thối nhất thế giới, Morticia thu hút khoảng 5.000 lượt khách viếng thăm do Amazon phá lệ mở cửa The Spheres trong thời gian ngắn. Thông thường, cần có nhân viên của hãng dẫn vào, với mỗi lần chỉ giới hạn 6 người nhằm tránh phá hủy môi trường bên trong nhà kính.Bên cạnh The Spheres, người hướng dẫn Cedric cũng đưa đoàn đến những điểm tham quan chính xung quanh bộ ba quả cầu bằng kính, như tòa nhà văn phòng Day 1, Doppler và Meeting Center. Tháng 2.2020, Amazon khai trương cửa hàng tiện lợi đầu tiên của chuỗi Amazon Go. Cửa hàng đầu tiên ở tòa nhà Day 1, không nhận tiền mặt và phải tự thanh toán. Người mua chỉ có thể đi vào bằng cách quét thẻ tín dụng hoặc sử dụng tài khoản trên ứng dụng Amazon.Các cửa hàng Amazon sử dụng một số công nghệ vượt trội so với những chuỗi cửa hàng tiện dụng khác với máy tính thị giác, các thuật toán học sâu, tổng hợp cảm biến trong việc theo dõi mua hàng, kiểm tra, xác nhận và thanh toán. Khái niệm Amazon Go được xem là mô hình mang tính cách mạng để tăng cường sự trải nghiệm của khách hàng.Kể từ khi ông Bezos sáng lập văn phòng giao hàng bên trong một garage cũ ở TP.Bellevue (bang Washington) năm 1994, Amazon đã phát triển thành đại gia công nghệ của Mỹ và thành công thiết lập sự hiện diện trên toàn cầu, bao gồm các nước ASEAN và cả Việt Nam.Theo số liệu của Tổ chức Greater Seattle Partners, tháng 2.2022 Amazon đã đón đầu dịch vụ điện toán đám mây ở Việt Nam với quyết định đầu tư xây dựng trung tâm xử lý AWS ở Hà Nội. Trung tâm AWS ở Hà Nội là một trong ba trung tâm AWS đầu tiên của Tập đoàn Amazon ở Đông Nam Á, gồm Malaysia, Philippines và Việt Nam.Với vị trí đắc địa và hệ thống cảng biển, bang Washington là cái nôi của các huyền thoại công nghệ, từ Microsoft, Amazon, F5 Networks, Zillow đến Expedia. Các đại gia công nghệ chọn Washington đặt trụ sở bao gồm Facebook, Google, Twitter, Apple, Salesforce, BestBuy, Alibaba và eBay. Đó là chưa kể Tập đoàn sản xuất máy bay Boeing. Tuy nhiên, đoàn nhà báo ASEAN chỉ có thể thăm Amazon.Trong cuộc họp với đoàn nhà báo ASEAN ở trụ sở Greater Seattle Partners (GSP -một tổ chức thương mại ở Seattle), Phó chủ tịch GSP Josh Davis bày tỏ sự lạc quan về làn sóng đầu tư cũng như kim ngạch thương mại song phương giữa bang Washington và ASEAN. Số liệu của GSP cho thấy năm 2023 tổng sản lượng xuất khẩu của bang Washington đến ASEAN là hơn 4,22 tỉ USD, còn chiều ngược lại là 12,27 tỉ USD. Trong đó, Việt Nam đứng đầu khi xuất khẩu 6,6 tỉ USD đến Washington trong năm 2023, chủ yếu là các thiết bị máy móc điện tử, âm thanh, ti vi.TP.HCM: Tiêu thụ điện đã có ngày vượt mức kỷ lục của năm 2023
Trong ngày 18.1, đoàn đại biểu hơn 50 tỉnh, thành phố của 24 quốc gia tham dự Diễn đàn các thành phố hữu nghị hợp tác tại TP.Đà Nẵng đã trải nghiệm tham quan đường hoa xuân Bạch Đằng tại khu vực cầu Rồng.Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật Đà Nẵng, đường hoa xuân Bạch Đằng khu vực cầu Rồng được tập trung đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành sớm nhất trong tổng số 14 điểm trang trí hoa tết và 8 điểm trang trí điện chiếu sáng.Nhà thầu thi công là liên danh Công ty TNHH Tư vấn và xây lắp Minh Tuấn Tú - Công ty CP Điện chiếu sáng công cộng Đà Nẵng.Từ ngày 15.1, điểm trang trí hoa phía nam cầu Rồng đã hoàn thiện để phục vụ đón đại biểu các thành phố hữu nghị tham quan, thưởng lãm.Ông Ngô Minh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn và xây lắp Minh Tuấn Tú, cho biết điểm trang trí hoa tết tại cầu Rồng có không gian rực rỡ sắc xuân, là điểm dừng chân đặc biệt dành cho đại biểu trong nước và quốc tế trước thềm xuân mới Ất Tỵ.Tại đây trang hoàng những tiểu cảnh sáng tạo và nghệ thuật bài trí tinh tế, tái hiện bức tranh xuân sống động, tô điểm vẻ đẹp thiên nhiên muôn hoa đua sắc, gửi gắm giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam qua hình ảnh mục đồng, cảnh rước đèn, múa lân.Đặc biệt, nổi bật giữa vườn hoa xuân là mô hình linh vật rắn của năm Ất Tỵ với màu vàng bóng uy nghi, sắc độ rực rỡ, tượng trưng cho sự may mắn, sức mạnh và khởi đầu thịnh vượng."Đội ngũ thi công gửi gắm đến các đại biểu quốc tế những cảm nhận sâu sắc hơn về bản sắc văn hóa Việt Nam, là cầu nối ý nghĩa để thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu dài; góp phần lan tỏa hình ảnh Đà Nẵng - thành phố năng động, thân thiện và giàu truyền thống đến bạn bè quốc tế", ông Ngô Minh Tuấn nói.Dự kiến đường hoa mở cửa đón khách từ ngày 25.1.Cũng trong ngày 18.1, đoàn đại biểu còn tham quan Bảo tàng Đà Nẵng, dự Triển lãm các thành phố hữu nghị và hợp tác tại Công viên APEC…Một số hình ảnh tại điểm trang trí hoa phía nam cầu Rồng đã hoàn thiện đón các đại biểu:
Siêu phẩm của Khuất Văn Khang, Văn Tùng ‘chịu trận’ trước bàn thắng của U.23 Indonesia
Điện mặt trời có tính bất định, phân tán
Chị Nguyễn Thị Liên Hương tốt nghiệp Khoa Sử ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh, trước khi lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Chi Nan (Đài Loan). Chị từng là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) gần 10 năm. Năm 2008, chị chuyển sang giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại ĐH Quốc lập Đài Loan (NTU).Trong khuôn viên chính tại Đài Bắc rộng 1 triệu m² của NTU, chị Liên Hương hướng dẫn chúng tôi tham quan những lớp học dạy tiếng Việt trong ngôi trường ĐH có thứ hạng của thế giới. Tới khu vực phòng giảng viên, chị Liên Hương bắt đầu câu chuyện một cách vui vẻ: "Nói về việc dạy học tiếng Việt thì có thể nói cả ngày". Bởi trong mỗi câu chuyện kể của chị dường như đều chất chứa tình yêu tiếng Việt, những đam mê nhiệt huyết với công việc dạy tiếng và truyền bá tình yêu quê hương Việt Nam với bạn bè thế giới.Nữ giảng viên chia sẻ: "Nếu có thêm một người yêu Việt Nam, có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, với mình đó là thành công. Do đó, công việc trên giảng đường ĐH nơi đây không chỉ là dạy tiếng mà còn hơn thế nữa. Dạy ngoại ngữ như trao cho người học 1 chiếc chìa khóa để họ có thể mở được cánh cửa về văn hóa, đất nước và con người nói thứ tiếng đó".Bắt đầu công việc từ tháng 2.2008, đến nay chị Liên Hương đã trải qua năm thứ 16 dạy tiếng Việt tại NTU, trong đó năm thứ 15 chị đã được trao tặng giải thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt với một giảng viên dạy tiếng Việt trong đội ngũ hàng ngàn giảng viên của ngôi trường có những giáo sư từng đoạt giải Nobel.Tại NTU, tiếng Việt là môn tự chọn. Sinh viên bậc ĐH và sau ĐH có thể chọn học như một ngôn ngữ thứ 2. Những năm gần đây, phần đông sinh viên theo học đều có ba/mẹ là người Việt, nhưng thời điểm trước đó sinh viên chọn tiếng Việt vì các lý do khác, như mong muốn có cơ hội làm việc tại Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực cũng như cộng đồng người Việt tại đây. Không chỉ ở bậc ĐH, từ năm 2019, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại trường tiểu học và là một trong các ngoại ngữ tự chọn bậc THCS của Đài Loan.Nhìn lại chặng đường 16 năm dạy tiếng Việt, nữ giảng viên cho biết đã nhìn thấy nhiều thay đổi ở số lượng sinh viên nước ngoài khi lựa chọn học ngôn ngữ này. Chị Liên Hương nhớ lại:"16 năm trước, cả trường chỉ có một lớp tiếng Việt với khoảng dưới 10 sinh viên. Đến nay số lượng đã tăng dần lên hàng trăm sinh viên mỗi năm và tiếng Việt trở thành một trong các ngôn ngữ được đăng ký học nhiều nhất tại đây". Đáng nói, sinh viên theo học tiếng Việt không chỉ từ Đài Loan mà còn nhiều nước khác như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn… "Dẫu chưa thể so sánh với một số ngoại ngữ chính khác nhưng một ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á có vị trí như vậy trong trường ĐH thứ hạng của thế giới, thực sự là niềm tự hào rất lớn", nữ giảng viên người Việt bày tỏ.Không chỉ tăng về số lượng, vị thế của học phần tiếng Việt còn được nhìn nhận qua sự thay đổi về đối tượng người học. Nếu trước đây sinh viên Đài Loan và các nước trên thế giới đăng ký học nhiều, thì 5 - 7 năm trở lại đây ngày càng nhiều Việt kiều (có ba/mẹ người Việt) muốn quay lại học tiếng Việt. "Chỉ sau 1 - 2 năm theo học, nhiều em có thể nhắn tin, viết thư cho cô bằng tiếng Việt. Có những lần xúc động muốn rơi nước mắt khi nghe các em sử dụng câu: "em muốn về Việt Nam" thay vì nói "em muốn đi Việt Nam". Cảm động không phải chỉ vì các em đã hiểu rõ sự khác nhau trong nghĩa của 2 từ "đi" và "về" mà còn bởi tình cảm các em hướng về quê hương", cô Liên Hương bày tỏ trong sự xúc động.Bằng cả tâm huyết của mình, nữ giảng viên nói thêm: "Không chỉ quảng bá tiếng Việt, mình mong muốn qua công việc này sẽ giúp các thế hệ Việt kiều trẻ F2 hiểu sâu sắc hơn về quê hương Việt Nam. Các em có thể gọi tên, viết báo cáo và giới thiệu về quê hương của người sinh thành ra mình. Đó là những viên gạch rất nhỏ góp phần xây dựng nên cây cầu vô hình với quê hương của hơn 5 triệu Việt kiều khắp thế giới. Vì những lẽ đó mà những giảng viên dạy tiếng Việt tại đây, trong đó có mình, đều không xem đây là công việc đơn thuần, mà như một sứ mệnh".Giấc mơ thuở nhỏ được trở thành 1 kiến trúc sư không thành, nhưng nữ giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương có thể không biết rằng mình đã vô tình trở thành một kiến trúc sư về xây dựng ngôn ngữ và văn hóa.Không chỉ tham gia công việc giảng dạy, chị Nguyễn Thị Liên Hương còn được biết đến là tác giả của nhiều giáo trình bằng tiếng Việt được xuất bản tại Đài Loan và Mỹ. Chia sẻ về 2 công việc này, cô Liên Hương nhìn nhận: "Nếu việc giảng dạy tiếng Việt có ảnh hưởng chỉ đến với số lượng sinh viên nhất định, thì thông qua việc viết sách có thể truyền tải hơn nhiều".Nữ tác giả quan niệm: "Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ, vì vậy trong những cuốn sách của mình, chị đã đưa vào rất nhiều yếu tố văn hóa. Chẳng hạn, giới thiệu ẩm thực 3 miền, việc sử dụng những từ kính ngữ trong bữa cơm gia đình - sự kết nối đầu tiên trong mỗi gia đình người Việt…".Có lẽ viết sách với tâm thế đó, Xin chào Việt Nam đã trở thành tập sách tiếng Việt bán chạy nhất tại Đài Loan và được lên bảng xếp hạng đứng thứ 2 trong những sách ngoại ngữ mới xuất bản khi phát hành năm 2016. Năm 2021, chị cùng với Nhà xuất bản Tuttle lần đầu cho phát hành quyển Từ điển tiếng Việt bằng tranh (Vietnamese Picture Dictionary) ở Mỹ. Đây là ấn bản tiếp theo trong tủ sách dạy và học Việt ngữ được chị thực hiện khi ở Đài Loan. Thông qua quyển sách này, tác giả lại nhận được nhiều gửi gắm và khẳng định của độc giả qua thư.Đến nay, chị Liên Hương đã tham gia biên soạn và chủ biên hơn 16 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam. Cùng với viết sách, chị còn là đồng dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam (đã được chuyển thể thành bản truyện tranh) sang tiếng Trung như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu 6 chữ vàng…Với kinh nghiệm làm việc liên ngành và chất giọng truyền cảm, nữ giảng viên còn được mời tham gia dẫn chương trình cho bản tin thời sự tiếng Việt của Cục Di trú Đài Loan NIA và Đài truyền hình PTS Đài Loan. Mỗi thứ sáu hằng tuần, khán giả kênh truyền hình này lại biết đến chị trong vai trò một biên tập viên thời sự.
Xử lý nghiêm vi phạm an toàn lao động
Ngày 25.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) đã bắt giữ Nguyễn Văn Chiều (38 tuổi, quê Kiên Giang), người đang bị truy nã về tội trộm cắp tài sản.Chiều bị Công an TP.Thủ Đức ra quyết định truy nã hồi tháng 10.2024 và bị bắt hôm 24.1 khi đang lẩn trốn trên địa bàn H.Nhà Bè.Hồ sơ điều tra thể hiện, sáng 15.9.2023, Chiều cùng với Nguyễn Văn Dàng (33 tuổi, quê Kiên Giang) và Nguyễn Hữu Thừa (44 tuổi, quê Hậu Giang) chạy xe tải vào giao xi măng cho công trình trên địa bàn P.Long Trường, TP.Thủ Đức.Tại đây, nhóm này phát hiện có nhiều đoạn sắt thép đang gia công nên nảy sinh lòng tham. Rạng sáng hôm sau, cả 3 chạy xe tải quay trở lại công trình rồi trộm số sắt thép, mang bán được gần 10 triệu đồng và chia nhau tiêu xài.Đến tối 18.9.2023 thì cả 3 bị Công an P.Long Trường phát giác vụ việc, đưa về trụ sở lấy lời khai, công an cũng thu giữ tang vật trong vụ trộm. Đầu tháng 7.2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Thủ Đức ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam nhóm nói trên về tội trộm cắp tài sản. Quyết định này được Viện KSND cùng cấp phê chuẩn.Tuy nhiên, Chiều và Thừa đã bỏ trốn, nên đến tháng 10.2024, Công an TP.Thủ Đức đã ra quyết định truy nã.Khoảng 16 giờ ngày 24.1, từ thông tin của người dân, Công an TP.Thủ Đức phối hợp Công an H.Nhà Bè ập vào bắt giữ Nguyễn Văn Chiều khi đang nằm võng tại quán nước trên địa bàn xã Long Thới.Hiện công an đang tiếp tục truy bắt Thừa để phục vụ công tác điều tra vụ án trộm cắp tài sản tại công trình.